banner header

Kỹ thuật nuôi tôm chân trắng

Nuôi tôm tỷ lệ hao hụt dưới 1% >>> XEM NGAY
Hơn 20 năm qua, nghề nuôi tôm đã đồng hành và phát triển cùng bà con ven biển nước ta. Với lợi thế chiều dài đường bờ biển cùng điều kiện khí hậu thuận lợi nghề nuôi tôm đã dần mang lại cho bà con ngư dân nguồn lợi kinh tế lớn, đóng góp vào sự phát triển của cả  nước.


Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết thay đổi mạnh, nghề nuôi tôm gặp nhiều khó khăn, tình trạng bệnh ngày càng gia tăng theo chiều hướng xấu. Đặc biệt sử dụng kháng sinh cho tôm đang phổ biến làm cho chất lượng tôm nước ta không cạnh tranh, thị trường bị thu hẹp nhanh chóng. Nhằm hỗ trợ và bổ sung thêm quy trình nuôi giúp đỡ bà con trong việc phát triển và chuyển đổi quy trình nuôi thích hợp để phát triển kinh tế ổn định, bền vững, thân thiện.

Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng
1/ Chuẩn bị ao trước khi thả tôm.
Chuẩn bị quạt nước (ao đất) ao 3000m2 chạy 4 bộ quạt mỗi bộ từ 15-17 cánh, giúp tộc độ lưu chuyển dòng chảy tốt, kích thích tôm bắt mồi, nâng cao nồng độ oxy hòa tan trong nước, cánh quạt rộng không gian tôm duy chuyển sẽ rộng hơn tân dụng tối đa diện tích mặt nước.

2/ Dọn đáy ao:
Tôm phát triển tốt ở môi trường tự nhiên, mật độ vừa phải. Với môi trường nuôi Công nghiệp mật độ cao, chất thải lớn thì vấn đề chất lượng nguồn nước, làm sạch đáy và gây màu nước tạo thức ăn tự nhiên ban đầu là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến thành công của vụ nuôi.

Cần làm sạch, khử trùng, phơi ao, cân bằng pH trước khi cho nước vào. Rửa nền đáy, cào bùn, bón vôi là việc làm không thể thiếu trong việc chuẩn bị ao nuôi.

3/ Chuẩn bị nước:
Nước trước khi thả tôm bà con nên đảm bảo những yếu tố sau.

– Nguồn nước sạch đã qua ao lắng, nếu lấy trực tiếp từ kênh nên lọc kĩ bằng vải katê và lưới lọc nông nghiệp.

– Cấp nước đầy 1 lần vào ao nuôi và chạy quạt liên tục, cho những trứng ấu trùng tôm, cá, cua phát triển hết.

– 3 ngày sau khi cấp nước sử dụng thuốc diệt cua, ốc động vật đáy (phèn xanh, hay sản phẩm khác). 3 ngày tiếp theo sử dụng huốc diệt cá (saponin), chạy quạt liên tục và vớt cá chết.

– Dùng các sản phẩm gốc clo để diệt khuẩn tổng thể ao, tiến hành chạy quạt liên tục 48- 72 giờ để khử Clo.

4/ Gây màu nước:
Gây màu nước là bước quan trọng tạo môi trường sống tốt trước khi thả, tạo nguồn thức ăn tự  nhiên và mật độ vi sinh có lợi duy trì chất lượng nước ao trong suốt quá trình nuôi tôm.

Quy trình cụ thể:
– Đánh DO liều lượng 1bao/1000m2, chạy quạt hòa đều dòng nước.

– Sau 1 ngày Sử dụng TOMILAND bổ sung mùn hữu cơ tự nhiên gây màu và hệ vi sinh vật có lợi cho au nuôi, liều lượng 25kg/1000m2.

– Kiểm tra pH nước ao trong khoảng 7.8 – 8.0, chạy quạt trong 2 ngày . cung cấp vào ao nuôi 1.5kg cám thô/1000m2.

– 2 ngày sau tăng sinh 40 lít dung dịch SWA và SWA-P (1 gói SWA và  1 gói SWA-P, cho 3 muỗng canh mật đường vào thùng 40 lít nước ao sục khí liên tục 48 tiếng) tạt đều xuống ao và chạy quạt liên tục 12-24 giờ.

– Sau khi tạt SWA 3 ngày tiến hành thả tôm.

5/ Quản lý và chăm sóc ao tôm
30 ngày đầu:
– Tôm mới thả, trộn Tomgo chung với thức ăn cho tôm ban đầu (cung cấp dinh dưỡng nuôi tảo vào thức ăn phù du), chạy quạt vào ban đêm.

– 2 ngày sau khi thả tôm tiến hành đánh men vi sinh tự nhiên SWA (1 gói 20 lít SWA  cho 3000m3 nước), tiếp tục 5 ngày sao đánh men SWA-P (1 gói 20 lít SWA  cho 3000m3 nước). Đánh xen kẽ SWA và SWA-P 5 ngày 1 lần trong suốt 30 ngày đầu.

– 7 ngày Sau khi thả, tôm đã có thể ăn được thức ăn hỗn hợp tiến hành cho tôm ăn ngày 4 bữa. Tomgo trộn vào thức ăn 2 lần 1 ngày sáng chiều (liều lượng 1 lít cho 200kg thức ăn), ngoài ra nên sử dụng sản phẩm bổ gan, sản phẩm giải độc gan tụy, sản phẩm chứa tỏi để kích ứng đường ruột và tăng đề kháng (trộn đều ngày 2 bữa trưa và chiều ).

– Trong quá trình nuôi thường xuyên kiểm tra pH ngày 2 lần, chạy quạt trước 30-45 phút trước khi cho ăn 30 phút.

– Thăm vó thường xuyên xem tốc độ phát triển của tôm, quan sát màu nước và tốc độ bắt mồi để cân chỉnh lượng thức ăn hợp lí.

– Sử dụng khoáng tạt để bổ sung khoáng giúp tôm lột xác tốt, tránh tùy trạng công thân, đục cơ, mềm vỏ ở tôm (liều lượng và loại sản phẩm phụ thuộc vào loại sản phẩm bào con đang sử dụng).

Tôm trên 30 ngày.
– Bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên cho ao, cung cấp TOMILAND liều lượng 15kg/1000m2.

– Sử dụng định kì xen kẽ SWA và SWA-P 4 ngày 1 lần, giúp cân bằng mật độ tảo, hệ vi sinh trong ao nuôi tôm.

– Sử dụng định kì Tomgo 1 ngày 2 bữa sáng chiều (liều lượng 1lít cho 170kg thức ăn). Sản phẩm bổ gan, giải độc gan tụy, đường ruột có tỏi, nên sử dụng liên tục và kết hợp.

– Theo dõi hiện tượng lột xác của tôm để giảm thức ăn trong giai đoạn lột xác, và tăng sau khi lột xác xong.

– Thường xuyên kiểm tra pH, oxy hòa tan, màu nước, khí độc, để kịp thời xử lý khi có sự cố. Vào những mùa thời tiết xấu, nên kiểm tra thường xuyên chất lượng nước, giảm lượng thức ăn khi trời mưa nhiều, pH thay đổi. Sử dụng các sản phẩm có hợp chất YUCCA để tăng đề kháng cho tôm, sản phẩm có ZEOLITE để cân bằng pH, hấp thụ chất độc.

Tôm trên 60 ngày:
– Bổ sung TOMILAND liều lượng 15kg/1000m2.

– Sử dụng SWA và SWA-P 3 ngày 1 lần, giúp cân bằng mật độ tảo, hệ vi sinh trong ao nuôi tôm.

– Sử dụng Tomgo 1 ngày 3 bữa sáng trưa chiều (liều lượng 1lít cho 150kg thức ăn).

– Sản phẩm bổ gan, giải độc gan tụy, đường ruột có tỏi, nên sử dụng liên tục và kết hợp.

– Chạy quạt 30 phút trước khi cho ăn 30 phút. Buổi đêm chạy quạt liên tục. Theo dõi thời tiết và môi trường nuôi để canh chỉnh nguồn thức ăn phù hợp.

6/ Nguyên nhân các bệnh ở tôm và cách phòng tránh.
Tất cả các bệnh ở tôm đều do: nước ao nuôi quá dơ, mật độ vi sinh có lợi thấp, mất cân bằng quần thể, tảo phát triển đồng loạt, đáy ao chứa nhiều chất bẩn. Tình trạng này bà con nên kiểm soát tốt môi trường ao nuôi từ ban đầu, bằng cách tăng mật độ khuẩn lợi tự nhiên, bổ sung định kì để cải thiện chất lượng nước, bên cạnh đó canh chỉnh lượng thức ăn phù hợp, lắng lọc kĩ trước khi bơm nước vào ao. Sử dụng các sản phẩm hổ trợ giải độc từ bên trong để nâng cao sức đề kháng, kịp thời xử lý môi trường nước ao, giảm tình trạng, phạm vi nhiễm bệnh.

 

Các bệnh về cơ lý: do thiếu dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cần thiết trong giai đoạn phát triển, cần bổ sung định kì. Sử dụng quá nhiều kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng tự nhiên. Chọn lựa nguồn giống tốt, uy tín để nuôi trồng.

Kiểm soát tốt nguồn nước ao nuôi, là cách trị bệnh tối ưu nhất, giúp nâng cao sức đề kháng tôm trước các điều kiện bất lợi.

CHAT TRỰC TUYẾN VỚI CHÚNG TÔI